Nói như vậy bởi vì nơi làm việc là một môi trường phức tạp, mà chúng ta không có cách nào để làm một người du lịch lữ hành đơn độc ở đó được.
Đầu tiên, công việc đòi hỏi sự ủng hộ và công nhận của các nhà lãnh đạo. Thứ hai, là sự giúp đỡ của đồng nghiệp và các bộ phận khác.
Cuối cùng, tiêu chuẩn để đánh giá cho công việc không thống nhất, tùy thuộc vào sự thay đổi của thời gian và vấn đề.
(01)
Bạn đừng nghĩ rằng chỉ cần siêng năng, lãnh đạo nhất định sẽ thích bạn!
Em họ tôi, 22 tuổi, tốt nghiệp sư phạm văn, nhưng sau đó xin vào làm vị trí nhân viên văn phòng, đảm nhận những công việc nhỏ như nhập dữ liệu, chuẩn bị giấy tờ, gọi điện cho khách hàng...
Bởi vì nghĩ rằng bản thân chỉ là sinh viên mới ra trường, lại còn học trái ngành, nên con bé rất chăm chỉ làm việc. Có thể tóm gọn thành một câu: ai sai gì thì làm đó.
Kết quả, sau hai tháng thực tập, trong phiếu đánh giá, mặc dù con bé được lãnh đạo phê chuyên cần, chăm chỉ, nhưng lại không được nhận ở lại làm việc.
Ngược lại, cô bạn cùng lớp của con bé, làm việc ít hơn, nhưng lại được nhận.
Em họ tôi thắc mắc Công ty dịch thuật Đồng Nai mãi mới quyết tâm lên hỏi lãnh đạo, thì được câu trả lời thế này:
"Tuy em rất siêng năng, nhưng đa số thời gian đều toàn làm dùm người khác. Tôi biết em chỉ mới ra trường, còn ít kinh nghiệm, nhưng em cũng cần phải biết khi nào nên học cách từ chối người khác. Mặc dù hôm nào em cũng hoàn thành xong công việc, nhưng phần lớn những việc tôi giao em đều ở lại trong giờ người khác tan ca để hoàn thành, còn 8 tiếng làm việc chính lại chỉ lo đi giúp đỡ người khác..."
"Trái lại, bạn An cùng lớp của em, biết rõ nên sắp xếp làm việc gì trước, việc gì sau. Phần việc của mình lo làm cho tốt, mới tìm cách giúp người khác. Mỗi người đều có vị trí, công việc riêng, nếu em không dám từ chối lời nhờ vả của người khác, vậy tương lai vào công ty, em làm sao có thể dành thời gian riêng để nâng cao khả năng nghiệp vụ của mình, để học hỏi, phát triển công ty?"
Có rất nhiều lãnh đạo, điểm đầu tiên họ nhận xét về nhân viên, không phải là có làm việc chăm chỉ hay không, mà là cách làm việc của nhân viên đó như thế nào. Bởi vì chỉ có những nhân viên sáng suốt, biết cách phân biệt rạch ròi, sắp xếp hợp lý công việc của mình, của nhóm, của bộ phận, mới có thể đem lại hiệu suất cao được.
(02)
Có một số công việc, người đảm nhận nó cần phải mang trách nhiệm rất nặng nề.
Ví dụ: những loại công việc liên quan đến hành chính, thư ký, đòi hỏi nhân viên phải thật cẩn thận và kiên nhẫn. Khi họ lên lịch cho lãnh đạo, chỉ cần một sơ suất hoặc sai lầm nhỏ cũng đủ khiến toàn bộ kế hoạch đã lập sẵn trước đó bị ảnh hưởng rất lớn.
Hoặc khi cùng lãnh đạo tham gia hội nghị, chỉ cần một phút lơ là, thái độ không tốt, rất có thể sẽ phá hỏng hình tượng của cả công ty.
Đối với những công việc như kinh doanh, lập kế hoạch, đòi hỏi khả năng giao tiếp và năng lực chịu đựng áp lực cao...
Tất cả những công việc này đòi hỏi nhân viên phải luôn giữ được bình tĩnh, sáng suốt trong mọi thời điểm. Nếu họ chỉ lo chú trọng đến số lượng hợp đồng hôm nay đàm phán xong là bao nhiêu, mà lại không đặt nhiều tâm trí lên việc xây dựng kế hoạch hoặc sắp xếp, chuẩn bị kĩ càng những ngôn từ sẽ nói trong buổi đàm phán. Kết quả họ nhận được rất dễ trở về số không tròn trĩnh!
Thế nên, làm bất cứ việc gì cũng vậy, trước khi nghĩ đến số lượng, cần quan tâm chặt chẽ đến chất lượng của sản phẩm mà mình sẽ đưa ra thị trường.
Bạn muốn trở thành doanh nhân giàu có, nên bạn chạy đi khắp nơi, mong kiếm được một số lượng khách hàng lớn.
Bạn muốn trở thành một nghệ sĩ nổi tiếng, nên cứ thấy trend gì mới, liền bắt chước theo rồi vội tung MV, video, tổ chức concert...
Bạn muốn trở thành một Youtuber có nút kim cương, nên mỗi tuần đều đăng lên thật nhiều video lên mạng.
Nhưng mà bạn đã từng tự mình hỏi bản thân những câu hỏi này chưa:
"Sản phẩm bạn đưa ra thị trường đó, bạn mất bao nhiêu lâu để hoàn thành?"
"Bạn đã suy nghĩ rất cẩn thận hay chỉ chạy theo số đông?"
"Bạn thấy những sản phẩm đó đủ chất lượng, đủ hay, đủ hấp dẫn người mua, người xem chưa?"
Nếu chưa, vậy hãy tạm thời ngừng lại.
Khi bắt chước trend mới, khi chạy theo số lượng hơn là chất lượng, thời gian đầu bạn vẫn có thể thu hút người khác nhờ "lạ", nhờ "hot". Nhưng rất khó để duy trì nó trong một thời gian dài.
Làm càng nhiều chưa chắc là một việc tốt, có khi làm càng nhiều, "chết" càng nhanh.
Thế nên, nếu không muốn những công sức mình bỏ ra trở nên uổng phí, hãy xem xét kỹ đến kế hoạch, đến cách làm việc, đến chất lượng sản phẩm, đến nhu cầu của khách hàng, và cả mong muốn của lãnh đạo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét